Tra cứu tài liệu

TIỂU SỬ CHI ĐỘI MANG TÊN
   Lê Văn Tám là con của một gia đình nghèo ở xóm Bàn Cờ ( nay thuộc Quận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh ). Cha anh đã từng hoạt động thời Nam Kì khởi nghĩa (1940).
Ngày thực dân Pháp gây hấn ở Nam Bộ (9-1945), gia đình anh ra vùng kháng chiến.Sau vì hoàn cảnh riêng, gia đình anh lại phải trở về vùng địch tạm chiếm.Cảnh nhà túng thiếu, ngày ngày anh phải đi bán lạc rang.
   Anh thường lân la đến trạm gác một cây xăng đạn lớn giữa lòng thành phố.Tám thông minh, lanh lợi nên chẳng bao lâu đã trở nên “thân quen” với bọn lính gác.Hình ảnh những hòm đạn, những thùng xăng nằm trong kho gợi cho anh trí nhớ đến bao cảnh giết chóc dã man ở ngoài vùng tự do.Mối căm thù giặc sẵn có trong lòng anh ngày càng cứ sôi sục thêm lên. Nghĩ đến gương những anh hùng đã anh dũng hi sinh của quân đội ta mà anh đã từng được nghe kể lại, anh bỗng nảy ra một ý định quyết liệt.
   Anh thủ dầu xăng trong người rồi thản nhiên đem thùng lạc rang đến bán cho bọn lính gác như thường lệ.Lừa lúc bọn chúng vui chuyện mất cảnh giác, anh chạy bay vàp kho xăng đạn như một luồng gió.Một que diêm lóe sáng, những tiếng nổ ầm trời và tiếp theo đó khói lửa mịt mù thành phố.Cả một kho xăng và đạn của giặc ra tro.
   Lê Văn Tám anh dũng hi sinh để chặn bàn tay đẫm máu của bọn đế quốc xâm lược, để đỡ bao đau khổ, chết chóc cho đồng bào.Lê Văn Tám xứng đáng là người con của thành đồng Tổ quốc, của dân tộc Việt Nam anh hùng.Đồng bào gọi anh là “Anh đuốc sống”.Gương anh chói sáng mãi trong lòng mỗi đội viên chúng ta.

______________________________________________________                                          
 LỊCH SỬ THÀNH PHỐ TAM KỲ

Hướng tới kỉ niệm 105 năm thành lập phủ lỵ Tam Kỳ và 5 năm kỉ niệm Thành phố Tam Kỳ đón nhận huân chương Lao Động hạng Nhất do nhà nước ban tặng, ngày 1/9 tại Quảng trường 24/3 đã tổ chức chương trình ca nhạc nghệ thuật ,bắn pháo hoa. Nhận dịp này, Chi đội Lê Văn Tám chúng em xín được nêu rõ hơn lịch sử hình thành của Thành phố Tam Kỳ ngày nay. 


Theo sử liệu, Tam Kỳ ngày nay là vùng đất thuộc huyện Hà Đông, phủ Thăng Hoa của đạo Thừa Tuyên – Quảng Nam, được hình thành từ năm 1471 dưới thời vua Lê Thánh Tông. Đến năm 1906, đời vua Thành Thái, huyện Hà Đông được nâng lên thành phủ Hà Đông và sau đó đổi thành phủ Tam Kỳ.
Từ một phủ lỵ năm 1906 đến năm 1997 trở thành Thị xã Tỉnh lỵ và Thành phố Tỉnh lỵ Quảng Nam là thời gian tròn một thế kỷ.

Trải qua chiều dài lịch sử, qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính và có những tên gọi khác nhau: Phủ Tam Kỳ, huyện Tam Kỳ ( huyện Bắc Tam Kỳ, Nam Tam Kỳ và Thị xã Tam Kỳ). Mỗi lần thay đổi tên gọi đơn vị hành chính là có gắng với sự thay đổi, điều chỉnh quy mô về diện tích đất đai. Tam Kỳ là một vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, con người Tam Kỳ hiếu học, cần cù, chịu thương, chịu khó và cầu tiến.


Thành phố Tam Kỳ được thành lập tại Nghị định số 113 ngày 29/9/2006 của Chính phủ, bao gồm 9 phường, 4 xã của Thị xã Tam Kỳ, diện tích gần 93Km2, dân số gần 12 vạn người. Thành phố Tam Kỳ là một trung tâm hành chính, văn hoá – khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Nam, nằm ở trung độ của cả nước và vùng trọng điểm kinh tế ven biển miền Trung. Thành phố Tam Kỳ ra đời đánh dấu một bước phát triển mới về chất, khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của vùng đất và con người Hà Đông xưa, đang mở ra một thời kỳ phát triển mới đầy triển vọng của thành phố tương lai.
______________________________________________________

TIỂU SỬ ANH HÙNG LÝ TỰ TRỌNG


    Anh là con của môt gia đình cách mạng. Quê ở Hà Tĩnh bị địch khủng bố phải chhạy sang Thái Lan và anh được sinh ra ở đó. Anh là một trong 7 thiếu niên được Bác Hồ trực tiếp tổ chức bồi dưỡng ở Quảng Châu (Trung Quốc) trong những năm 1925, 1927. Năm 1927, anh được đoàn thể đưa về nước làm hoạt động ở xứ ủy Nam Kỳ và ở tại Sài Gòn. Anh còn hoạt động cách mạng trong thanh niên công nhân và học sinh.
    Trong cuộc mít tinh kỷ niệm khởi nghĩa Yên Bái ngày 9-02-1931, anh đã bắn chết tên thanh tra mật thám Pháp Lơ-grăng để bảo vệ đồng chí diễn thuyết của mình. Thực dân Pháp đã bắt anh, hết tra tấn lại dụ dỗ, nhưng anh vẫn không khai, vẫn một lòng trung thành với cách mạng. Chúng hứa sẽ cho anh sang Pháp học, sẽ có chức, có quyền, vợ đẹp, con khôn, ăn mặc sung sướng. Anh trả lời:
-Ta sinh ra không phải để ăn thứ cơm ấy.
Ra trước tòa, viên luật sư bào chữa cho anh rằng: Bị can chưa đến tuổi thành niên nên hoạt động không có suy nghĩ. Anh gạt phắt đi:
“Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chưa không thể là con đường nào khác...”
    Nửa đêm về sáng một ngày cuối năm năm 1931, kẻ thù đã hèn hạ đưa anh lên máy chém. Trước khi hy sinh anh còn hát bài Quốc tế ca. Năm ấy anh mới 17 tuổi.


Lý Tự Trọng - Sống Mãi Tên Anh
______________________________________________________